
Gần đây, ngành công nghiệp khai thác kim cương toàn cầu đang phải đối mặt với những cơn gió ngược, khi những viên kim cương được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đã tạo dựng được dấu ấn ngày càng lớn trong ngành đá quý và trang sức… Sức ép chuyển đổi xanh đang khiến các doanh nghiệp sản xuất trên thế giới phải xem xét lại toàn bộ quy trình nếu muốn loại đá quý này còn chỗ đứng trên thị trường
Nếu nhìn những viên kim cương này bằng mắt thường, bạn gần như không thể phân biệt được sự khác biệt của chúng. Tất cả đều sáng bóng, lấp lánh như nhau. Điểm khác biệt lớn nhất là nguồn gốc của chúng. Một bên là kim cương có nguồn gốc tự nhiên từ các mỏ đá cách đây cả tỉ năm, còn một bên là kim cương vừa được tạo ra từ phòng thí nghiệm tại Ấn Độ, với mức giá chưa đến một nửa.

Ngành công nghiệp kim cương nhân tạo đang ngày càng phát triển và có xu hướng định hình lại thị trường Ấn Độ, nơi kinh doanh kim cương lớn nhất thế giới.
Các chuyên gia trong ngành cho biết khoảng 5 năm trước, chỉ có một số ít công ty nuôi cấy kim cương trong phòng thí nghiệm nhưng hiện nay, theo một báo cáo của Prabhudas Lilladher, số lượng này đã tăng lên rất nhiều.
Tại Mỹ – thị trường tiêu thụ đá quý lớn nhất toàn cầu, năm ngoái cứ 3 chiếc nhẫn đính hôn được bán ra này là sử dụng kim cương nhân tạo. Chứng nhận nuôi cấy kim cương bằng năng lượng tái tạo, thu giữ carbon hoặc trung hòa carbon thông qua tín chỉ do các nhà sản xuất kim cương mua đang là những đòi hỏi khắt khe nếu doanh nghiệp muốn bán hàng đến tay người tiêu dùng.
Công viên năng lượng tái tạo Khavda của Tập đoàn Adani đang được xây dựng ở bang Gujarat của Ấn Độ sẽ là nhà máy năng lượng sạch lớn nhất thế giới trong 5 năm tới.
Theo CNN, khi sẵn sàng trong 5 năm nữa, nhìn từ trên cao, công viên năng lượng tái tạo Khavda của Tập đoàn Adani xây dựng ở bang Gujarat của Ấn Độ sẽ có diện tích hơn 200 dặm vuông, gấp 5 lần thành phố Paris, có thể cung cấp đủ năng lượng cho cả nước Thụy Sĩ.
Công ty AGEL cho biết, Khavda có chi phí xây dựng khoảng 20 tỷ USD. Đây sẽ là công viên năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới sau khi hoàn thành và sẽ tạo ra đủ điện sạch cho 16 triệu ngôi nhà ở Ấn Độ.
Hiện tại, 70% lượng điện tại Ấn Độ tạo ra từ than. Việc triển khai công viên năng lượng tái tạo Khavda có ý nghĩa quan trọng đối với nỗ lực của Ấn Độ nhằm giảm ô nhiễm và đạt được các mục tiêu về khí hậu.
Nguồn: antv.gov.vn